Hệ thống kiểm soát điều khiển xe Toyota khi gặp nguy hiểm

(Baoxehoi) Theo nguồn tin chính xác thì hãng Toyota đang phát triển 1 hệ thống giành quyền điều khiển và kiểm soát xe khi chiếc xe gặp tình huống nguy hiểm, sau khi cảm thấy xe an toàn, hệ thống này tự ngắt và trả lại quyền điều khiển cho chủ nhân chiếc xe. Hệ thống này diễn ra hoàn toàn tự động có xử lý, phân tích một cách chính xác.

Một hệ thống tạm thời giành lấy quyền kiểm soát xe từ con người để tránh va chạm đang được Toyota đầu tư phát triển cho xe hơi . Đây không hẳn là chức năng tự lái hoàn toàn mà Toyota cho biết nó như một “thiên thần hộ vệ” giúp tăng độ an toàn, bảo vệ người lái xe lẫn người tham gia giao thông khác. Hãng đã đầu tư một phòng thí nghiệm tại Đại học Michigan để phát triển công nghệ này.

Trước giờ Google, Tesla và nhiều hãng xe khác đang nói về xe tự lái như một công nghệ vận chuyển của tương lai, có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với con người. Tuy nhiên đó không phải là lựa chọn duy nhất mà thay vào đó, Toyota muốn sử dụng máy tính thông minh để hỗ trợ con người hơn là thay thế. Cách làm ở đây là con người vẫn điều khiển xe, nhưng nếu máy nhận thấy có tình huống nguy hiểm thì nó sẽ tạm thời chiếm quyền điều khiển để “giải nguy”.

he-thong-xe-tota

Thật ra thì đây cũng không phải là công nghệ quá viễn tưởng. trước đây đã có một số công nghệ hỗ trợ người lái như chống bó cứng phanh, kiểm soát độ bám đường,… và gần đây người ta còn nói về việc trang bị hệ thống phanh khẩn cấp như một tiêu chuẩn cho xe hơi vào năm 2020. Tiến xa hơn, công nghệ của Toyota muốn là xe sẽ tự biết được nó có đang đi chệch hướng hay không để tăng tốc, giảm tốc hoặc đánh lái nếu cần thiết.

Một số ý kiến cho rằng cách tiếp cận của Toyota là thực tế hơn so với những chiếc xe robot của Google hoặc các hãng khác, ít nhất là trong tương lai gần. Do đó, trước khi mà xe tự lái giải quyết hết các vấn đề của nó và đưa vào áp dụng rộng rãi thì “thiên thần hộ vệ” của Toyota vẫn có giá trị sử dụng thiết thực, tạo nên những chiếc xe bán tự động , trong đó máy tính sẽ ngủ yên và chỉ hoạt động khi nhận thấy hoàn cảnh cần thiết.

THẾ THÀNH (dịch)

Theo: MIT / Gizmodo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *