Tại sao súng bắn vào người chưa chắc đã chết ?

Bài viết chia sẻ quan điểm của bác sỹ quân y Connor Narcisco và Thượng sỹ Nicholas Lavery – chuyên gia vũ khí Lục quân Hoa Kỳ, từng phục vụ tại Afghanistan trong giai đoạn 2011-2013.

Hầu hết những tác động của 1 viên đạn lên cơ thể người đều được thể hiện rõ ràng trên những chương trình truyền hình hoặc phim ảnh, đặc biệt là những bộ phim hành động. Đa phần chúng đều phóng tác hơi quá về tình trạng cơ thể con người sau khi bị bắn trúng ví dụ như những vết thương thủng lỗ do đạn gây nên có thể khiến nạn nhân tử vong.

Nick – tên gọi thân mật của Ncholas – cho biết anh hiểu điều này hơn ai hết vì chính anh suýt chút nữa mất mạng khi bị 1 viên đạn găm vào chân. Thậm chí, bác sỹ Narcisco cho biết bản thân anh khi còn phục vụ ngoài chiến trường đã tiến hành phẫu thuật rất nhiều trường hợp bị đạn bắn ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nên có thể nói rằng bộ đôi kinh nghiệm này sẽ đưa ra cái nhìn khách quan và thực tế nhất về vấn đề tưởng như ai cũng biết rõ này.

Nick đã bị một viên đạn 7,62mm từ súng máy PKM do phiến quân sử dụng bắn trúng vào chân khi anh cố gắng đẩy một binh nhì trẻ tuổi ra khỏi tầm bắn của địch, hành động này về sau đã được chính tổng thống Barack Obama trao tặng huân chương Ngôi sao Bạc cao quý nhưng lúc đó suýt chút nữa Nick đã phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.

Thực tế, viên đạn đã đâm thẳng động mạch đùi của Nick nhưng không hề đi ra – một ống lưu thông máu có đường kính từ 5mm đến 10mm, nơi cung cấp máu đã được bơm oxy xuống các phần ở chân – khiến anh mất máu ở tốc độ khá nhanh, chỉ chậm trễ một chút trong việc cấp cứu là anh có thể mất mạng. Bác sỹ Narcisco chính là người đã tiến hành phẫu thuật để cứu mạng Nick, nhưng anh phải cưa chân của người lính dũng cảm này để tránh tình trạng hoại tử do nhiễm trùng gây ra.

Thực tế, bác sỹ Narcisco cho biết vị trí mà viên đạn găm vào chân Nick vẫn chưa phải là vị trí khó phẫu thuật nhất, ví dụ như động mạch cánh tay hay động mạch háng gần như là những vùng ít được chú ý nhưng khi bị đạn bắn hay dao cắt vào gần như sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết ồ ạt – mô tả nôm na là “máu chảy như suối”. Nếu trên phim ảnh những nhân vật chính đôi khi bị bắn trúng những phần như vậy những vẫn có thể cầm máu và tiếp tục tiêu diệt kẻ xấu, đó là những gì khiến nhiều người nghĩ sai lệch về vấn đề vết thương do súng đạn gây nên.

Điều này có thể gây ra ảnh hưởng không tốt về mặt tâm lý đặc biệt là tại Hoa Kỳ – nơi trung bình một ngày có 297 người bị bắn bởi các vũ khí dân dụng hoặc quân dụng. Cơ thể con người về cơ bản là có cơ chế tự cầm máu nhờ sự đông máu, nhưng đó chỉ áp dụng với vết thương chảy máu ngoài da. Những vết thương chảy máu trong hay đứt động mạch gần như là nguyên nhân tử vong với hầu hết binh sỹ phải đối mặt khi bị trúng đạn.

Mặc dù những vết thương do đạn gây ra là rất nguy hiểm nhưng không phải lúc nào chúng cũng cướp đi mạng sống của nạn nhân. Nick chỉ ra rằng anh và nhiều đồng đội khác đôi khi bị trúng đạn nhưng do viên đạn bay sượt qua cơ thể nề vết thương để lại giống như một vết dao cắt nông, chỉ cần sơ cứu cầm máu là không có vấn đề gì cả.

Trong khi đó, bác sỹ Narcisco cũng bổ sung ngoài trừ những cơ quan nội tạng quan trọng như tim, phổi… thì đôi khi kể khi viên đạn có đi xuyên qua cơ thể con người nhưng vẫn chưa chắc đã giết chết nạn nhân vì viên đạn chỉ đi vào phần mềm – cơ hoặc mỡ – hay những vùng không có động mạch, tĩnh mạch chính và quan trọng là nó không nằm lại bên trong vết thương giống như trường hợp của Nick.

Bác sỹ này nhấn mạnh là khi đạn đi vào cơ thể thường là sẽ bị lệch so với đường đi trong không khí do nó di chuyển trong môi trường vật chất khác nên, việc viên đạn đi xuyên ra khỏi cơ thể đôi khi lại là may mắn. Ngoài ra, anh cũng bổ sung rằng những trường hợp bắn vào đầu cũng chưa hẳn là tai họa nếu viên đạn bay sượt qua bề mặt bên ngoài hoặc bị lệch hướng do va chạm với những phần siêu cứng của hộp sọ.

Nick và bác sỹ Narcisco đi đến kết luận rằng nếu bị đạn bắn mà bạn chưa chết thì hãy hết sức bình tình, ép chặt vết thương đề phòng chảy máu. Nếu có các loại thuốc cầm máu thì nên sử dụng ngay và chờ người tới giúp, biết đâu đấy thay vì phải bỏ mạng thì bạn sẽ chỉ phải mất một chân như Nick. Méo mó có hơn không mà.

Theo: Tạp chí Công nghệ và đời sống / Tham khảo Wired

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *