Nỗi khổ khó nói của những tay đua F1

(Baoxehoi) Nếu nhìn vào thành công của nhiều tay đua F1 có lẽ nhiều người nghĩ họ đạt thành công rất dễ dàng và đơn giản, tuy nhiên ẩn giấu sau những thành công đó là những giọt nước mắt và cay đắng

Kỹ thuật bảo dưỡng xe khắc nghiệt

Đương nhiên trên đường đua, những tay lái là ông vua, nhưng họ không thể thiếu đi ánh đèn hắt từ phía sau hậu trường, đó chính là những kỹ sư, những người sẽ “quyết định” xe được đưa trở lại đường đua nhanh hay chậm khi thay lốp, bơm xăng trên đường kỹ thuật. Họ cũng là người đảm bảo không có sai sót nào xảy đến cho mỗi một chiếc xe đua.

ve-dep-sieu-xe-duc-porsche-911

Đường đua F1 mỗi năm có 19 chặng đua. Điều đó đồng nghĩa với mỗi năm, các kỹ thuật viên hỗ trợ cho các đội đua này có ít nhất là 180 ngày phải làm việc, bao gồm cả ngày đua thử và một ngày đua xếp hạng chính thức.
Các thao tác thay lốp, bơm xăng chỉ được tính bằng giây tại đường kỹ thuật.
Theo Giám đốc kỹ thuật của Hãng Renault Sport, ông Julien Jehanne, người quản lý tất cả 6 hạng xe đua của hãng bao gồm từ xe tham dự Clio Cup tới dòng xe F1 Formula Renault 3.5 series thì vào những ngày đua, cuộc chạy marathon của các kỹ sư bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng cho tới 20 giờ mà cũng có khi là tới tận nửa đêm.

Đánh giá về một công việc phía sau nhưng vẫn đầy hấp dẫn với giới trẻ, ông Julien cũng cho rằng dù may mắn có được công việc mà mình yêu thích, nhưng công việc này lấy đi của ông quá nhiều thời gian. Nửa thời gian của ông phải sống xa nhà làm ảnh hưởng cả đến đời sống cá nhân của ông. Sức ép không đến từ các công việc máy móc hàng ngày mà sức ép đến từ cuộc trình diễn của các tay đua ngay trên đường nhựa. Nếu chiếc xe họ quản lý thi đấu không tốt thì hẳn phần lỗi rất lớn đến từ người làm kỹ thuật.

Sức ép càng nhiều thêm khi những cuộc đua nối tiếp nhau khiến họ phải di chuyển từ nước này qua nước khác. Vừa chưa hết say máy bay, chênh lệch múi giờ, các kỹ thuật viên ngay lập tức lao vào làm việc thậm chí suốt 18 tiếng không nghe thấy gì khác ngoài các vấn đề kỹ thuật.

Không kém phần nguy hiểm

Nghề kỹ thuật viên phần nào cũng là một nghề nguy hiểm. Tại Spanish Grand Prix hồi tháng 5, nhóm kỹ thuật viên thay lốp của đội đua McLaren suýt chút nữa đã gặp tai nạn. Khi ấy, xe của Fernando Alonso tiến vào đường kỹ thuật. Thông thường, chiếc xe sẽ vào điểm dừng rất nhanh để tiết kiệm thời gian và phanh gấp tại khu vực của đội mình. Tuy nhiên khi ấy, xe của Alonso tiến sát người các kỹ thuật viên thì lỗi phanh. May mắn là các kỹ thuật viên đều nhanh chân lùi lại kịp, nên tai nạn đã không xảy ra.

Audi-R8-LMS-sieu-xe-dua

Tuy nhiên, ở vòng đua sau đó, một kỹ thuật viên phía trước của đội Lotus đã không được may mắn như thế. Tay đua Romain Grosjean vào đường kỹ thuật một cách không an toàn, bị trượt trên đường và va vào chính kỹ thuật viên của đội mình khiến kỹ thuật viên này bị tung người lên không trung. Vụ tai nạn khiến kỹ thuật viên này phải băng háng và gẫy một cánh tay.

Sai lầm ngớ ngẩn tại đường kỹ thuật không phải là hiếm gặp. Điển hình nhất như tại đường đua Singapore GP năm 2008, Felipe Massa khi ấy đang dẫn đầu đường đua khi nghe đối thủ định vượt lên thì vội vã cho xe ra khỏi khu kỹ thuật tới mức “quên” vẫn đang được nạp xăng. Massa đưa xe ra nhưng chiếc vòi bơm đã cuốn theo một loạt thợ máy ngã nhào và bị thương. Chiếc vòi bơm sau đó còn kéo theo chiếc xe của Massa tới tận cuối đường kỹ thuật trước khi anh hất được nó xuống để chạy tiếp. Trước những tổn thất mà Massa gây ra cho các kỹ thuật viên đội Ferrari, anh bị phạt 10 điểm và sau đó vào cuối mùa bị mất danh hiệu do thua 1 điểm với đối thủ cạnh tranh trực tiếp Lewis Hamilton.

Nghiêm trọng hơn, nhiều kỹ thuật viên bị vướng vào hệ thống dây dợ hoặc vướng vào xe và bị xe kéo đi, gây nguy hiểm đến tính mạng của họ như trường hợp của kỹ thuật viên Giovanni Amadeo năm 1981 bị vướng vào xe của Carlos Reutemann, đội Williams.

Trong lịch sử đua xe F1, chính vì sự nguy hiểm có thể xảy ra cho các kỹ thuật viên nên nhiều lần việc tiếp nhiên liệu ngay khi đang đua bị cấm. Những “quả cầu lửa” xuất phát từ việc xe phát lửa trong quá trình tiếp xăng thường xảy ra trên đường đua. Trong giai đoạn việc tiếp nhiên liệu được cho phép, năm 1994 tại German Grand Prix, chiếc xe của Jos Verstappen của đội Benetton và toàn đội kỹ thuật bị chìm trong lửa khi xe vào khu kỹ thuật.

Trong một đội đua F1 có khoảng 20 kỹ thuật viên cấp cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh các kỹ thuật viên cấp thấp, trực tiếp tiến hành các thao tác với xe tại đường đua. Những người đứng trong bóng tối quả là không ít để làm nên thành công trên các đường đua tốc độ.

AN NHIÊN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *