(Baoxehoi) Theo nghiên cứu thì Lifi trong tương lai sẽ là một thiết bị nối mạng thay thế wi-fi khi nó được cho là có tốc độ cao nhất 100 lần wifi
LiFi sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu, thay vì sử dụng sóng radio như Wi-Fi. Hiện LiFi đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng nó sẽ sớm được triển khai ngoài thực tế.
Nhờ sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu nên băng thông của LiFi có thể cao cấp 100 lần so với Wi-Fi. Tốc độ này tương đương với tải về 18 bộ phim (mỗi bộ nặng 1,5GB) chỉ trong vỏn vẹn 1 giây.
Các kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy kết nối LiFi có thể đạt tốc độ tới 224Gbps. Ngoài thực tế, các nhà khoa học cho biết hiện mới chỉ truyền được dữ liệu ở tốc độ 1Gbps.
Đột phá trên được công bố từ năm 2011 bởi Harold Haas của Đại học Edinburgh. Ông đã chứng minh được rằng sử dụng ánh sáng từ LED có thể truyền nhiều dữ liệu hơn trạm di động.
Các thử nghiệm hiện tại đang sử dụng Visible Light Communication (VLC), một dạng của ánh sáng được phát trong dải tần số từ 400 tới 800 terahertz.
Có vẻ như Wi-Fi sẽ không bị thay thế bởi LiFi. Các nhà tạo ra LiFi cho biết Wi-Fi đã ăn sâu vào gốc rễ của đời sống xã hội nên việc thay thế chúng là không thực tế. Thay vào đó, họ sẽ hướng tới việc xây dựng một chuẩn tương thích với các hệ thống hiện tại. Và như vậy, tương lai chúng ta có thể chuyển đổi dễ dàng qua lại giữa kết nối dữ liệu mạng di động, Wi-Fi và LiFi từ chiếc điện thoại di động.
Haas và nhóm của ông đã tạo ra chuẩn thử nghiệm có tên PureLiFi, một dạng truy cập “cắm và chạy” hiện đã đạt tốc độ 11.5Mbps.
Vấn đề mà LiFi gặp phải hiện nay đó là ánh sáng không thể đi xuyên qua tường. Điểm yếu này có thể biến thành lợi thế trong lĩnh vực an ninh, an toàn. LiFi sẽ được triển khai trong không gian văn phòng, bảo đảm thông tin không bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, chuẩn này cũng sẽ ít gặp hiện tượng can nhiễu với nhiều thiết bị trên cùng một mạng. Oledcomm, một công ty của Pháp đang triển khai công nghệ LiFi tại nhiều bệnh viện địa phương.
“Tương lai chúng ta sẽ không chỉ có 14 tỉ bóng đèn điện và sẽ có 14 tỉ thiết bị kết nối LiFi trên toàn cầu cho tương lai sạch hơn, xanh hơn và sáng sủa hơn”, Haas nói.LiFi sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu, thay vì sử dụng sóng radio như Wi-Fi. Hiện LiFi đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng nó sẽ sớm được triển khai ngoài thực tế.
Nhờ sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu nên băng thông của LiFi có thể cao cấp 100 lần so với Wi-Fi. Tốc độ này tương đương với tải về 18 bộ phim (mỗi bộ nặng 1,5GB) chỉ trong vỏn vẹn 1 giây.
Các kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy kết nối LiFi có thể đạt tốc độ tới 224Gbps. Ngoài thực tế, các nhà khoa học cho biết hiện mới chỉ truyền được dữ liệu ở tốc độ 1Gbps.
Đột phá trên được công bố từ năm 2011 bởi Harold Haas của Đại học Edinburgh. Ông đã chứng minh được rằng sử dụng ánh sáng từ LED có thể truyền nhiều dữ liệu hơn trạm di động.
Các thử nghiệm hiện tại đang sử dụng Visible Light Communication (VLC), một dạng của ánh sáng được phát trong dải tần số từ 400 tới 800 terahertz.
Có vẻ như Wi-Fi sẽ không bị thay thế bởi LiFi. Các nhà tạo ra LiFi cho biết Wi-Fi đã ăn sâu vào gốc rễ của đời sống xã hội nên việc thay thế chúng là không thực tế. Thay vào đó, họ sẽ hướng tới việc xây dựng một chuẩn tương thích với các hệ thống hiện tại. Và như vậy, tương lai chúng ta có thể chuyển đổi dễ dàng qua lại giữa kết nối dữ liệu mạng di động, Wi-Fi và LiFi từ chiếc điện thoại di động.
Haas và nhóm của ông đã tạo ra chuẩn thử nghiệm có tên PureLiFi, một dạng truy cập “cắm và chạy” hiện đã đạt tốc độ 11.5Mbps.
Vấn đề mà LiFi gặp phải hiện nay đó là ánh sáng không thể đi xuyên qua tường. Điểm yếu này có thể biến thành lợi thế trong lĩnh vực an ninh, an toàn. LiFi sẽ được triển khai trong không gian văn phòng, bảo đảm thông tin không bị lộ ra ngoài. Ngoài ra, chuẩn này cũng sẽ ít gặp hiện tượng can nhiễu với nhiều thiết bị trên cùng một mạng. Oledcomm, một công ty của Pháp đang triển khai công nghệ LiFi tại nhiều bệnh viện địa phương.
“Tương lai chúng ta sẽ không chỉ có 14 tỉ bóng đèn điện và sẽ có 14 tỉ thiết bị kết nối LiFi trên toàn cầu cho tương lai sạch hơn, xanh hơn và sáng sủa hơn”, Haas nói.
AN NHIÊN
Theo: Tạp chí Công nghệ và đời sống