(Baoxehoi) Có những nguyên tắc khi lái xe vào mùa Đông mà bạn cần phải nhớ để lái xe được hiệu quả và tốt hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo những nguyên tắc dưới đây
1. Những lưu ý cần thiết khi lái xe ô tô vào mùa đông
Lên kế hoạch chuyến đi. Điều đặc biệt quan trọng cần nhớ khi lái xe ô tô vào mùa đông là phải chọn được cung đường đi đúng và tránh những nơi điều kiện địa hình xấu do thời tiết. Hãy sử dụng ứng dụng bản đồ để tránh những điểm giao thông ùn tắc và địa điểm xe khác đang gặp tai nạn.
Luôn hướng mắt nhìn thẳng về phía trước là cách đơn giản nhất để điều khiển xe trong tầm kiểm soát. Khi chuẩn bị tiếp cận đoạn rẽ, lưu ý nhìn xung quanh xa nhất có thể để quan sát xem có bất cứ chướng ngại nào hay không. Nhờ đó, người lái có thể làm chủ được tốc độ và vô-lăng, tránh phải xử lý gấp hay không kịp xử lý trong tình huống gặp nguy hiểm.
Điều khiển xe ô tô ở tốc độ vừa phải
Nếu luôn tập trung quan sát đường cẩn thận, người điều khiển sẽ có đủ thời gian xử lý tình huống bằng việc giảm dần tốc độ mà không phải phanh xe ở phút cuối. Chuyên gia về xe hơi cho biết hệ thống phanh dồn trọng lượng xe lên phía trước nên khi phanh gấp, xe rất có thể bị xoay đầu hay trượt một đoạn dài ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, có thể điều khiển xe ở tốc độ cao ở những khung đường phù hợp chẳng hạn đường cao tốc. Dẫu vậy, lái xe điềm tĩnh ở tốc độ vừa phải đồng thời đánh lái vô-lăng nhẹ nhàng khi xe lăn bánh đều đặn sẽ giúp bạn xử lý bình tĩnh trong mọi tình huống.
Hiểu rõ về hệ thống kiểm soát độ bám đường trên xe ô tô
Hệ thống kiểm soát độ bám đường/lực kéo (Traction Control) được trang bị trên xe có nhiệm vụ dừng hẳn vòng quay của bánh lái sau, đặc biệt phản ánh tác dụng rõ rệt khi xe ô tô phải quay thành vòng tròn trên đoạn đường phủ đầy tuyết. Chuyên gia giàu kinh nghiệm về xe ô tô cho biết nếu đèn báo hiệu trên hệ thống điều khiển lực kéo hay hệ thống cân bằng điện tử nhấp nháy liên tục thì có thể người lái đang làm sai thao tác nào đó cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
Người lái cần hiểu rõ về chức năng chống bó cứng phanh ABS tại các đoạn đường thẳng trơn trượt do trời mưa hay đóng băng lâu ngày do điều kiện thời tiết lạnh giá. Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn cho thấy điều cơ bản khi sử dụng hệ thống ABS là cảm nhận được bộ cảm biến rung dưới chân. Ngoài ra, ABS không chỉ hỗ trợ người lái trong trường hợp phanh gấp mà còn cung cấp hệ thống điều khiển vô-lăng ngay bên dưới phanh xe. Nếu xe ô tô không được trang bị ABS, bạn sẽ cần phải nhấn mạnh chân phanh hơn khi gặp đoạn đường băng tuyết. Vì thế, hãy đảm bảo tạo cảm giác lái thân thuộc với xe đang sử dụng và đưa ra phản ứng kịp thời, an toàn trên suốt lộ trình.
Đảm bảo mặc ấm khi lái xe ô tô vào mùa đông
Những mẫu xe hiện đại hiện hành đều được trang bị máy điều hòa, đệm ghế sưởi và cần gạt nước, vì thế người ngồi trên xe có thể lơ là chủ quan không chuẩn bị đồ ấm trước khi lên đường. Câu hỏi đặt ra là bạn sẽ ứng phó như thế nào nếu xe bị hỏng? Hãy đảm bảo mang theo bên mình một chiếc mũ, khăn quàng cổ, áo khoác mùa đông và chăn trong trường hợp xấu nhất xảy ra nếu chẳng may bị mắc kẹt bên đường với xe ô tô bị hỏng hay bị ùn tắc trong nhiều giờ liền.
Hiểu rõ nguyên tắc “điều khiển xoay vô-lăng”
Trên thực tế, chắc hẳn người lái không hề muốn gặp phải tình huống oversteer (hai bánh xe sau trượt khi vào cua đặc biệt trên đường băng tuyết vào mùa đông) và không biết làm như thế nào để xử lý. Chuyên gia xe hơi đưa ra lời khuyên đơn giản mà cực kỳ hữu dụng, đó là điều khiển bánh xe theo hướng đuôi xe đang trượt và tiếp tục điều chỉnh xoay vô-lăng cho đến khi cảm thấy xe đang đi thẳng theo đúng lộ trình.
2. Những điều cần tránh khi điều khiển xe ô tô vào mùa đông
Nếu người lái đang không dùng đến phanh thì hãy đảm bảo từ từ nhấn bàn đạp ga nhằm mục đích di chuyển trọng lượng xe cho phù hợp. Lái xe ở tốc độ vừa phải, nhịp nhàng và đừng để chân rời khỏi pê-đan trong mọi tình huống là lời khuyên an toàn cần ghi nhớ.
Không lờ đi các biển báo dọc đường
Ngoài việc nhìn thẳng để quan sát lộ trình và chướng ngại phía trước, người điều khiển cũng cần để ý đến biển báo dọc đường nhằm nắm bắt được thông tin về địa hình lộ trình đang đi, độ dốc nghiêng ra sao, giới hạn tốc độ cho phép và điều gì đang đợi bạn ở phía trước.
Các hiện tượng kính xe bị vỡ, lốp xe xuống hơi, pin sạc không đủ hay đèn báo lỗi nhấp nháy trên bảng điều khiển tuyệt đối không được bỏ qua. Ngay cả khi bạn là một tài xế lão làng, việc sở hữu xe không vận hành ở chế độ tối ưu có thể dẫn đến hỏng hóc động cơ hay tai nạn dọc đường. Lưu ý kiểm tra, bảo trì xe trước khi lên đường để đảm bảo một chuyến đi vui vẻ và thú vị.
Tránh bám sát xe phía trước
Quy tắc chung là duy trì khoảng cách phù hợp với xe ở phía trước nhằm giúp lái xe có đủ thời gian khi phanh, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trên khung đường trơn trượt, khoảng cách an toàn giữa hai xe thậm chí gấp 10 lần so với điều kiện thông thường.
PHƯƠNG ANH