Kinh nghiệm sử dụng đèn pha xe ô tô cho an toàn

(Baoxehoi) Đèn pha ô tô cũng là một bộ phận rất quan trọng khi chiếu sáng đường vào ban đêm và khoảng cách xa rộng, thế nhưng không hẳn ai cũng biết cách sử dụng đèn pha ô tô chuẩn xác, cùng xem kinh nghiệm sử dụng đèn pha xe ô tô dưới đây nhé.

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng đèn pha

xe-mec

– Khi tham gia giao thông trong đô thị, khu dân cư thì luôn để đèn gần, đặc biệt không sử dụng đèn xa (pha), đặc biệt là khi mật độ phương tiện đang cao. Chú ý chỉ nháy pha khi muốn cảnh báo cho phương tiện về sự xuất hiện của mình.

– Nếu đi xe ô tô trên cao tốc, quốc lộ thì có thể bật đèn chiếu xa (đèn pha) trong điều kiện trời quá tối hoặc đường vắng. Tuy nhiên nếu phát hiện có phương tiện đi ngược chiều, hãy cân nhắc chuyển từ pha về cốt để không làm lóa mắt xe ngược chiều. Đối với xe ngược chiều thì cũng cần chuyển pha về cốt.

Về cơ bản, chỉ cần thực hiện những điều trên là bạn đã góp phần tạo ra 1 môi trường giao thông văn hóa hơn rồi. Hãy nhớ rằng, đèn pha là để soi đường chứ không phải để soi mắt.

Đèn pha dùng để xin đường (Passing)

xe-audi-dep

Khi thấy đèn Passing lóe sáng trong gương chiếu hậu, tài xế sẽ biết xe sau đang xin vượt

Ở Việt Nam hiện nay, do tình trang giao thông còn khá phức tạp nên đa phần các xe cơ giới đều sử dụng còi. Tuy vậy, những xe có khả năng cách âm tốt thì lái xe rất khó nghe được còi của các xe khác. Trong trường hợp này, đèn Passing là phương án được đánh giá là hiệu quả nhất. Khi thấy đèn Passing lóe sáng trong gương chiếu hậu, lái xe sẽ dễ dàng nhận ra có xe đang xin vượt.

Đèn pha báo nhường đường

xe-audi-moi

Nháy đèn pha còn là cách báo hiệu nhường đường cho xe khác di chuyển trước.

Khi tham gia giao thông, đa phần mọi người đều gặp trường hợp di chuyển vào đường hẹp, có vật cản phía trước, xe đi ngược chiều nháy đèn pha về phía mình. Ở một số nước châu Âu, hành động này có ý nghĩa là xe nháy đèn muốn nhường đường cho xe khác đi qua. Tuy vậy, ở Việt Nam thì ngược lại.

– Nếu vật cản nằm về phía bên mình nhiều hơn thì nên chủ động dừng nháy đèn pha để nhường đường cho xe đối diện vượt trước.

– Trường hợp vật cản nằm ở giữa đường thì nên căn cứ vào khoảng cách từ vật cản đến xe. Nếu vật cản ở xa xe mình hơn thì nên chủ động nhường đường cho xe đối diện.

– Căn cứ vào mật độ lưu thông. Nếu quan sát thấy làn đường xe đối diện có quá đông các phương tiện lưu thông thì nên chủ động nhường đường để tránh hiện tượng tắc nghẽn.

Ngoài các trường hợp trên, đèn pha xin nhường còn dùng trong các trường hợp sau:

– Trên những đoạn đường lưu thông khó khăn, xe ở đường nhỏ giao cắt muốn đi ra. Nếu xe ở đường to muốn nhường thì có thể dừng và nháy đèn ra hiệu nhường cho xe ở đường nhỏ rẽ ra.

– Ở những ngã tư, khi có xe muốn rẽ trái, cắt qua đoàn xe đi thẳng, nếu xe ở trục thẳng muốn nhường đường thì có thể nháy đèn báo hiệu.

PHƯƠNG ANH (tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *