Kiến thức về hệ thống cảnh báo điểm mù trên xe hơi

(Baoxehoi) Đối với các dòng xe hơi hiện đại, nhất là các dòng xe hạng sang hay siêu xe thì công nghệ cảnh báo điểm mù được coi là công nghệ quan trọng bắt buộc phải có trên những chiếc xe này, vậy cơ chế và hoạt động của công nghệ này như thế nào ?

Lịch sử công nghệ cảnh báo điểm mù trên xe ô tô
Công nghệ cảnh báo điểm mù (BSM – Blind Spot Monitor) do George Platzer đề xuất, lần đầu xuất hiện trong báo cáo gửi Hiệp hội Kỹ sư ô tô S.A.E năm 1995. George Platzer nhận thấy các trung tâm dạy lái ô tô không hướng dẫn các học viên cách nhận biết điểm mù khi cầm lái, cho dù cách này không hề khó và đơn giản nhất chính là điều chỉnh gương chiếu hậu phù hợp nhằm giảm số điểm mù xuống thấp nhất.

Hệ thống cảnh báo điểm mù được chia làm 2 loại là chủ động và bị động.

cb2

George Platzer đã nhận bằng sáng chế cho phát minh BSM và sau đó, BSM đã được trang bị trên nhiều sản phẩm khác nhau của Ford Motor. Các nhà sản xuất ô tô đã lựa chọn tích hợp hệ thống cảnh báo điểm mù trên gương chiếu hậu như là một giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất lại có tiếp cận công nghệ ô tô mới này theo các cách khác nhau là hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động và bị động:

– Hệ thống cảnh báo điểm mù bị động:

Để giảm chi phí sản xuất, các hãng xe hơi thường đặt một gương cầu lồi ở góc gương chiếu hậu. Lúc này, lái xe có thể quan sát được những vùng bị che khuất mà gương chiếu hậu thông thường không thể kiểm soát.

– Hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động:

Hệ thống giám sát điểm mù bao gồm các bộ phát sóng điện tử được gắn trên gương chiếu hậu, quanh thân xe hay cản sau để phát ra sóng điện từ khi ô tô đang di chuyển. Ngoài ra, lái xe có thể lắp đặt thêm camera trên 2 gương chiếu hậu. Nếu một chiếc xe ở phía sau hoặc bên hông chạy quá sát xe của bạn thì bộ phát điện từ sẽ nhận và gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Lúc này, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo như: phát âm thanh, rung vô-lăng, đồng thời hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình trung tâm giúp lái xe dễ dàng quan sát, thậm chí nhiều dòng xe ô tô còn đưa ra hướng dẫn giúp lái xe xử lý tình huống đang gặp phải.

cb4

Hệ thống cảnh báo điểm mù trên các mẫu xe ô tô

Năm 2007, hãng xe hơi Thụy Điển dã giới thiệu công nghệ cảnh báo điểm mù trên sedan Volvo S80. Hệ thống sẽ tự động cảnh báo có xe ô tô khác nằm trong vùng che khuất tầm khi chuyển làn và đèn LED trên cột chữ A sẽ nháy liên lục nếu xe của bạn có khả năng bị va chạm.

Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng Mazda trở thành hãng xe hơi Nhật Bản đầu tiên trang bị màn hình cảnh báo điểm mù (Blind Spot Monitoring) cho Mazda X-9 Grand Touring vào năm 2009. Sau đó, đến năm 2013, hệ thống trên được nâng cấp nhiều và tiếp tục được lắp đặt trên 2 mẫu CX-9 Touring và Grand Touring. Hiện nay, công nghệ cảnh báo điểm mù đã xuất hiện nhiều trên các mẫu xe của hãng như: Mazda3, Mazda CX-5, Mazda CX-3. Ngoài ra, người đồng hương Mitsubishi cũng nối gót Mazda khi trang bị hệ thống này cho mẫu Pajero Sport.

cb

Hệ thống cảnh báo điểm mù trên xe Audi có tên gọi Audi Side Assist.

Với tên gọi Audi Side Assist, hãng xe sang Đức phát triển công nghệ này với các bộ phát sóng điện từ có khả năng phát hiện các phương tiện từ phía sau trong khoảng 50m. Nếu bạn chuyển làn trong điều kiện nguy hiểm thì đèn báo trên gương chiếu hậu sẽ nhấp nháy để cảnh báo.

PHƯƠNG ANH

Theo: Tạp chí Công nghệ và đời sống

One Comment on “Kiến thức về hệ thống cảnh báo điểm mù trên xe hơi”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *