Tại sao tuyệt đối không cho trẻ mút tay ?

(Baoxehoi.net) Mút tay là việc khá “nguy hiểm” với trẻ em, tưởng chừng đây là thói quen tuy nhiên nó lại gây tác hạu nhiều đối với trẻ em, vì vậy các bậc cha mẹ nên “ngăn” con mình mút tay.

Vì sao trẻ hay ngậm mút tay?

Mút tay là phản xạ tự nhiên ở trẻ. Trẻ sẽ có cảm giác thoải mái khi đưa ngón tay vào mút, hoặc những lúc trẻ cảm thấy đói, buồn, mệt, trẻ cũng đưa ngón tay vào miệng.

Ngoài ra, một số trẻ mút tay vì thói quen này khá giống như khi đang được bú mẹ. Hoặc cũng có thể do trẻ đang mọc răng nên trerhay cho tay vào mút để giảm ngứa hoặc đau lợi.

Việc đặt ngón cái hoặc một ngón tay khác vào miệng mang đến cho một số trẻ cảm giác an toàn trong những giai đoạn khó khăn, chẳng hạn khi trẻ bị tách rời với bố mẹ, bị những người xa lạ bao quanh hoặc ở trong một môi trường không quen thuộc. Do việc bú ngón tay tạo nên sự thư giãn, nó cũng giúp trẻ dễ ngủ hơn. Vì lí do này, trẻ nhỏ hay bú ngón cái của chúng ta vào buổi tối hoặc vào những khi trẻ cảm thấy mệt mỏi.

Trẻ ngậm mút tay biểu lộ trẻ đang cần sự trợ giúp để tìm được cảm giác bình yên khi trẻ đang đối diện với những lo lắng, căng thẳng nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Ngậm mút tay tạo cho trẻ cảm giác được gần gũi, ấm áp như khi đang được bao bọc trong vòng tay yêu thương của mẹ.

Tuy nhiên, thói quen bú ngón tay kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của miệng và sự sắp xếp của răng. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trên vòm miệng của trẻ.

Tác hại của việc mút tay

anh-tre-mut-tay
Gây các bệnh truyền nhiễm

Thói quen mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn, nhất là sau khi ăn hoặc bú.

Gây viêm da mủ ở tay

Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại, thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ.

Gây tổn thương răng và hàm

Tờ Nghiêm trọng hơn, ở những trẻ từ 5-6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy thì có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (một hàm thụt vào trong), lệch khớp cắn, khó phát âm. Về mặt tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của sự xấu hổ, thiếu tự tin và bị các bạn bè chú ý trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

Biến dạng xương ngón tay

Không chỉ gây ra tổn thương ở da ngón tay, việc mút ngón tay lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường.

Trẻ dễ bị nôn trớ khi ăn

Ngoài ra, việc trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống.

Tạp chí Công nghệ và đời sống cho hay, bạn có thể lờ đi nếu trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ thói quen mút tay. Chỉ can thiệp trong những trường hợp sau:

– Trẻ ngậm luôn cả tóc, đặc biệt trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi.

– Tiếp tục bú tay với cường độ mạnh sau 4 – 5 tuổi.

– Có vấn đề về răng miệng và phát âm do mút tay gây ra.

Trong trường hợp cần can thiệp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp trẻ từ bỏ được thói quen mút tay dưới đây:

– Thường việc điều trị nên thực hiện ở nhà với sự quan tâm của bố mẹ. Cần hạn chế thời gian và không gian nơi trẻ có thể mút tay.

– Thường xuyên khuyên nhủ và có phần thưởng cho trẻ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những tác hại của mút tay (dơ, vi trùng vào bụng, hư răng, xấu xí, nói ngọng…). La mắng hay trừng phạt trẻ đều không giúp ích được gì cho việc bỏ thói quen mút tay, bởi vì trẻ thường không biết là nó đang ngậm tay. Hơn nữa, càng ngăn cấm thì càng làm cho ước muốn làm chuyện đó tăng lên thêm.

– Đeo găng tay, băng dính vào ngón tay, băng vải không phải là phạt mà chỉ là nhắc nhở cho trẻ nhớ không mút tay. Cũng có thể sử dụng một ít chất bôi không độc hại như dầu xanh…

– Đôi khi trẻ tự bỏ thói quen này khi tìm ra một cách khác để giữ bình tĩnh hoặc tìm sự thoải mái khác. Ví dụ như khi trẻ nhỏ đói thì bú tay, khi lớn lên bị đói thì sẽ vào mở tủ lạnh chẳng hạn. Vì vậy cần quan sát xem trẻ mút tay khi nào và ở đâu, tìm cách giúp trẻ tìm sự thoải mái với một trái banh nhựa nhỏ cầm tay, nghỉ giữa giờ khi mệt mỏi hoặc có bữa ăn phụ, hướng sự chú ý của trẻ đến một chuyện khác…

Trong trường hợp, nếu tất cả sự cố gắng đều không thành công, phải đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên sâu về tâm lý trẻ em.

AN NHIÊN

Theo: Tạp chí Công nghệ và đời sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *