Theo tin tức trên tạp chí xe hơi, mới đây hãng túi khí nổi tiếng Takata đã chính thức nộp đơn xin phá sản tuy nhiên hãng này còn nợ khoảng 10 tỷ đô
Mới đây, nhà sản xuất phụ tùng ô tô của Nhật Bản Takata Corp. đã chính thức nộp đơn xin phá sản và bán lại công ty cho hãng linh kiện KSS của Mỹ. Dù chính thức khánh kiệt nhưng Takata vẫn để lại khá nhiều khoản nợ chồng chất cần thanh toán.
Theo Takeshi Miyao – 1 nhà nhà phân tích thị trường tại Carnorama, Tokyo, Takata đang đối mặt với hàng loạt khó khăn và chưa rõ công ty này sẽ phải trả bao nhiêu khoản nợ liên quan đến kiện tung. Tính đến thời điểm này, hãng đang nợ 1.000 tỷ yen (9 tỷ USD) do dính phải đợt thu hồi túi khí lớn nhất trong lịch sử.
Trong kế hoạch tái cơ cấu, Takata sẽ bị tách riêng các bộ phận hoạt động tốt, gồm dây an toàn và ghế dành cho trẻ em thành 1 công ty mới mà hãng Key Safety Systems sẽ mua lại với giá 175 tỷ yen. Phần còn lại của hãng sẽ gánh nợ và đang chuẩn bị để bán mọi thứ đi để trả nợ. Dù vậy, một điều chắc chắn rằng gánh nặng từ Takata sẽ đổ lên 2 nhà sản xuất xe đối tác là Honda Motor Co. và Toyota Motor Corp. 2 công ty này đang phải chịu trước chi phí thay thế bơm túi khí. Việc Takata phá sản có thể khiến khoản nợ tài chính mà 2 hãng xe đã ứng trước không thể thu hồi. Bản thân Toyota và Honda cũng nhận ra rằng họ sẽ khó nhận được số tiền 570 tỷ yen và 556 tỷ yen từ 1 công ty phá sản.
Tháng 1, Takata đã đồng ý trả 1 tỉ USD tiền phạt tại Mỹ vì lỗi phụ tùng nguy hiểm và đã nhận lỗi đối với một cáo buộc hình sự. Công ty này đã trả 25 triệu USD tiền phạt, 125 triệu USD cho người bị thương vì túi khí cùng 850 triệu USD cho các nhà sản xuất ô tô đã sử dụng túi khí bị lỗi của Takata. Tuy nhiên, Takata đang đối mặt với động thái pháp lý khác tại Mỹ và bồi thường 1 triệu yên (tương đương 9 tỉ USD).
Trước đó vào tháng 5/2017 các hãng xe như BMW, Mazda, Subaru và Toyota là các hãng đầu tiên đồng ý dàn xếp vụ túi khí Takata. Theo đó, số tiền 553 triệu USD sẽ được sử dụng với mục đích tiếp cận khách hàng, đầu tư cho chương trình cho vay hoặc thuê xe và chi trả cho chi phí phát sinh. Dự đoán, sẽ có thêm nhiều vụ dàn xếp hơn nữa trong tương lai bởi các nhà sản xuất ô tô đều cho rằng: “Chưa bao giờ trong lịch sử lại có một vụ thu hồi túi khí lớn như vậy và điều này đã gây ảnh hưởng tới hơn 42 triệu xe hơi tại Mỹ, thuộc 19 hãng xe khác nhau.”
Theo điều khoản đã được kí kết, các hãng xe sẽ hỗ trợ chương trình tiếp cận khách hàng với mục tiêu đẩy mạnh và hoàn thành việc thu hồi. Cả 4 hãng xe gồm BMW, Mazda, Subaru và Toyota sẽ tạo điều kiện cho khách hàng muốn thuê xe do chưa có thiết bị thay thế kịp thời trong vòng 30 ngày.
Số tiền 553 triệu USD còn được sử dụng để chi trả cho các chi phí phát sinh đối với chủ xe bị ảnh hưởng. Sẽ có một bộ phận quản lý đặc biệt quyết định xem ai sẽ được hoàn tiền và được hoàn bao nhiêu tiền. Tuy vậy, phía nhà sản xuất cũng đưa ra lưu ý rằng yêu cầu hoàn tiền của khách hàng phải chính đáng.
Cuối cùng là những khoản phí khác nhau liên quan tới những yêu cầu và khai báo của khách hàng. Vụ dàn xếp lần này hiện vẫn đang chờ Tòa án quận Nam Florida thông qua nhưng khả năng cao là sẽ sớm đi vào thực thi.
Theo: Tạp chí xe hơi Việt Nam