Ngay sau khi Anh rời EU vào tháng 6 vừa qua doanh số bán xe đã bất ngờ giảm. Hiện nhiều hãng xe đang lo ngại doanh số bán xe của mình tăng chậm, thậm chí giảm nhanh.
Lượt đăng ký xe mới tại thị trường châu Âu tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mốc 1,51 triệu xe bán ra. Đây là mốc tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 3, khi doanh số bán xe tại thị trường Anh giảm 0,8%. Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi châu Âu (ACEA) cho biết 6 tháng đầu năm 2016, doanh số ở châu Âu tăng 9,1%, đạt 8,09 triệu xe.
Ngân hàng trung ương châu Âu cho biết cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 về việc ra khỏi Liên minh châu Âu có thể sẽ kìm lại mức tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia đang sử dụng đồng tiền chung Euro. Việc này sẽ giữ mức lãi suất bằng hoặc dưới con số 0. Trong bối cảnh hỗn loạn trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, quy mô nền kinh tế ở Anh và khu vực sử dụng đồng tiền chung trên đà suy giảm.
Những câu hỏi liên tục được đặt ra là liệu rằng việc rút khỏi Liên minh châu Âu có ảnh hưởng gì đến các công ty hay các hộ gia đình không. Cuộc bỏ phiếu đã gây sụt giảm thị trường chứng khoán toàn cầu và phần lớn các cổ phiếu ô tô vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, trong khi đồng bảng Anh đang giao dịch trong ba năm gần đây có mệnh giá thấp hơn đồng Euro.
Trong một bài báo cáo, ông Peter Fuss, một nhà phân tích ngành ô tô của công ty tư vấn EY đã nói: “Niềm tin của người tiêu dùng Anh đã giảm đi đáng kể sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Dự tính nó sẽ dẫn đến một cú tuột dốc trong lịch sử doanh số bán hàng và ít nhất là các hãng xe Đức sẽ bị ảnh hưởng lớn. Xe hơi sản xuất tại Đức sẽ đắt hơn với người tiêu dùng Anh bởi sự sụt giá của đồng bảng Anh.”
Tháng 6/2016 đánh dấu tháng thứ 34 liên tiếp doanh số bán hàng ở châu Âu tăng. Trong 5 thị trường xe hơi lớn nhất thì tăng trưởng ở thị trường Đức, Ý và Tây Ban Nha đang vượt mức chung của toàn khu vực. Kể từ tháng 10/2015, Anh là quốc gia đầu tiên xuất hiện sụt giảm.
Trong số 10 hãng xe lớn nhất khu vực, doanh số bán hàng cao nhất ở châu Âu trong tháng 6 vừa qua thuộc về Renault SA với mức tăng trưởng 20%, tập trung vào các thương hiệu crossover chính như Captur, Kadjar và Espace.
Xếp thứ 2 là Daimler AG với mức tăng 16% nhờ nhu cầu của khách hàng dành cho các loại xe thể thao đa dụng như thương hiệu xế sang Mercedes-Benz. BMW AG – đối thủ cạnh tranh chính của Daimler, cũng có mức giao hàng tăng thêm 16% trong khu vực.
Doanh số bán hàng ở châu Âu chịu ảnh hưởng một phần từ “ông trùm” Volkswagen AG – hãng sản xuất Đức đang sa lầy trong vụ bê bối gian lận khí thải từ động cơ diesel. Tháng 6 vừa qua doanh số VW đã tăng trưởng 1%. Hãng đang trong giai đoạn tổ chức lại với việc phân chia tên thương hiệu VW cùng Seat và Porsche, cũng như nhu cầu dành cho Audi đang dần đi xuống. Thị phần 6 tháng qua của VW thu hẹp xuống còn 23,8% so với mức 24,9% của một năm trước đó.
Doanh số giao hàng tháng 6 của Tập đoàn PSA – chủ sở hữu của thương hiệu Peugeot và Citroen cũng suy giảm. Ford Motor và Nissan Motor cũng cùng chung “số phận”.
MINH QUANG (nguồn: Tạp chí Công nghệ và đời sống)