Những điều buồn bã tại triển lãm xe Geneva 2016

(Baoxehoi) Năm nay triển lãm xe Geneva 2016 mặt dù quy tụ rất nhiều siêu xe đời mới và rất nhiều thương hiệu xe nổi tiếng thế giới tuy nhiên với gian lận khí thải và những chuyện khác khiến triển lãm xe buồn hơn mọi năm.

Ngay trước thềm Geneva Motor Show 2016 mở cửa, Mercedes-Benz đã bị “sờ gáy” vì bị tố cáo gian lận khí thải. Hiện tập đoàn Daimler AG đang phải làm việc cùng Hiệp hội bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) để làm rõ vụ việc.

Và ngay khi một trong những triển lãm lớn nhất thế giới khai màn, bê bối khí thải một lần nữa gây náo động không gian vốn đã chẳng yên tĩnh này. Bài thuyết trình của Volkswagen bị gián đoạn đột ngột bởi một người quá khích. Anh này đóng giả kỹ thuật viên của hãng, bước lên sân khấu và chơi khăm diễn giả của hãng xe Đức trước sự ngỡ ngàng của cả ê kíp tổ chức và sự chăm chú theo dõi của hàng trăm hãng thông tấn, báo chí toàn cầu.

Sức mua ôtô tại châu Âu đang dần phục hồi. Đó là tín hiệu tốt cho thị trường nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc ô nhiễm khí thải có thể tăng lên. Geneva Motor Show 2016 sẽ tiếp tục bổ sung các mẫu xe lớn, công suất cao – đồng nghĩa với lượng khí thải lớn hơn – như Maserati Levante, Lamborghini Centenario hay Bugatti Chiron,…

sieu-xe-doa-gai

“Năm nay xuất hiện một đám mây diesel dày đặc trên bầu trời Geneva”, Ferdinand Dudenhoeffer – Chủ tịch hãng nghiên cứu CAR-Center Automotive Research – ví von khi nhấn mạnh hơn một nửa số xe bán ra tại châu Âu sử dụng động cơ dầu.

Sự quan ngại đó không phải không có cơ sở. Tháng 9/2015, Volkswagen bắt đầu dính vào bê bối gian lận khí thải, dấy lên ngờ vực đối với các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu tại châu Âu.

Số liệu thống kê từ LMC Automotive cho thấy bộ ba nhà sản xuất hàng đầu nước Đức đồng thời là 3 nhà sản xuất xe sang lớn nhất thế giới, gồm BMW, Mercedes-Benz và Audi chỉ đứng lần lượt thứ 12, 14 và 22 trong phân khúc xe điện và hybrid. Những cái tên hàng đầu phải kể tới Toyota, Honda, Lexus và Nissan – không có hãng nào từ châu Âu.

Geneva Motor Show năm nay không hề có bất kỳ mẫu xe điện thuần túy nào ra mắt ngoại trừ một phiên bản mới của Smart thuộc Daimler. Porsche, Audi và các nhà sản xuất khác lên kế hoạch ra mắt xe điện tới tận năm 2019. Sự trở lại của xe chạy xăng đang đi theo đúng chiều hướng của giá xăng giảm mạnh.

Khách hàng cũng có xu hướng mua các mẫu xe lớn hơn, dẫn tới tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Điều này cho thấy sự chênh lệch lớn giữa thị hiếu của người tiêu dùng và hoạch định của các nhà quản lý.

Theo số liệu từ trung tâm phân tích JATO, lần đầu tiên, kết quả bán hàng ở phân khúc SUV tại châu Âu vượt subcompact và compact – hai mảng từng BÁN CHẠY NHẤT từ trước tới nay.

Tận dụng xu hướng này, Audi tung ra Q2 mới cùng một dải sản phẩm phong phú tới tận hạng full-sized của Q8. Seat ra mắt Ateca trong khi Skoda trình làng bản SUV đầu tiên tại Geneva 2016.

Những mẫu xe lớn luôn đòi hỏi công nghệ đắt đỏ hơn nhằm đạt tới lượng khí thải theo tiêu chuẩn. Nhưng điều đó cũng đẩy giá của xe lên cao.

Trong bài viết mang tên “The end of an era” (tạm dịch: Sự kết thúc của một kỷ nguyên), các nhà phân tích thuộc hãng Bernstein Research nhận định rằng, triển vọng của nền công nghiệp ôtô đang mờ dần.

“Châu Âu là thị trường ít có hy vọng. Bởi nhu cầu tại đây không còn tăng mạnh mẽ, chi phí chế tạo cũng tăng cao. Đồng thời, các quy định ngặt nghèo về khí thải sẽ càng khiến cho những chiếc ôtô trở nên đắt đỏ để sản xuất”, bài phân tích viết.

Theo: Autoevolution

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *