Đại Tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á là người Thái Lan

(Baoxehoi) Theo Forbes Công bố tỷ phú Thái Lan chính là người giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản khủng lên đến 21,5 tỷ đô, ông cũng là người giầu thứ 37 trên thế giới.

Theo bảng xếp hạng Forbes, tính đến ngày 16/11/2015, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 70 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên. Thái Lan xếp vị trí thứ 3 với 15 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên. Dhanin Chearavanont, tỷ phú giàu nhất Thái Lan cũng là người có tài sản đứng đầu khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Dù đế chế kinh doanh của ông Dhanin Chearavanont đang gặp nhiều thách thức vì một số lý do như kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đồng Rúp của Nga mất giá hay bất ổn chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, hiện doanh nhân này vẫn đang nắm giữ khối tài sản lên đến 21,5 tỷ USD và là người giàu thứ 37 trên thế giới.

Tỷ phú giàu nhất Thái Lan, Dhanin Chearavanont, Chủ tịch kiêm CEO CP Group, đã xây dựng nên gia tài của mình từ các trang trại nuôi gà, heo và tôm. Từ đó, ông đã vươn ra và tạo nên một “đế chế” đa ngành và đa quốc gia, từ cửa hàng tiện lợi 7-Eleven và viễn thông tại quê nhà, tới sản xuất nhựa và dược phẩm ở Trung Quốc, cũng như sản xuất thức ăn gia súc tại Nga và trứng gà ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Dhanin, 76 tuổi, đã góp công lớn đưa Tập đoàn CP thoát khỏi cuộc khủng hoảng cúm gia cầm, vốn đã “càn quét” ngành kinh doanh gia cầm một thập kỷ trước, để ghi nhận mức doanh thu 40 tỷ USD trong năm 2013.

Dhanin Chearavanont, tỷ phú giàu nhất Thái Lan cũng là người có tài sản đứng đầu khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ, CP hiện có 300.000 nhân viên làm việc cho 200 công ty con của tập đoàn này tại 17 quốc gia trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Hai công ty con của tập đoàn này đang niêm yết tại Thái Lan và một số công ty con khác niêm yết trên sàn chứng khoán ở Hong Kong, Đài Loan và Indonesia.

Giống như nhiều tỷ phú khác của Thái Lan, Charoen cũng là người gốc Hoa. Ông hiện chung sống với vợ và 5 người con. Charoen Sirivadhanabhakdi có một tuổi thơ khá vất vả. Là con thứ 6 trong một gia đình bán hàng rong với tổng cộng 11 anh chị em, ông phải bỏ học từ năm 9 tuổi để tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, trên con đường lập nghiệp của mình, ông đã được nhiều đại học, học viện trao tặng bằng tiến sĩ danh dự. Đồng thời được Hoàng gia Thái Lan nhiều lần vinh danh.
Năm 2012, Dhanin Chearavanont từng khiến cả thị trường bảo hiểm châu Á ngỡ ngàng khi tung 9,4 tỷ USD mua toàn bộ 15,6% cổ phần của HSBC nắm giữ tại tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai Trung Quốc Ping An.

Đây chính là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử các doanh nghiệp Thái Lan, và xếp thứ 2 châu Á trong năm đó, chỉ sau kế hoạch chi 15,1 tỷ USD để thâu tóm công ty dầu mỏ Nexen của Canada do tập đoàn dầu mỏ CNOOC của Trung Quốc thực hiện.

CP Group dưới sự kiểm soát của ông Chearavanont có một danh mục đầu tư đồ sộ và rộng khắp, từ việc nắm giữ hãng viễn thông True, tới các công ty thực phẩm CP Foods, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi CP All.

Là một người rất giàu có và thành công, nhưng theo tờ Financial Times, ông Dhanin là người kín tiếng và rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng.

Năm 2012, khi kinh tế Trung Quốc, Mỹ và EU vẫn đang trên đà trượt dốc, tỷ phú này đã có phát biểu đáng chú ý tại một diễn đàn dành cho doanh nhân tại Bangkok rằng, ông dự đoán “một bước nhảy vọt nữa” tại Trung Quốc và hối thúc các công ty Thái Lan đầu tư vào đây.

Đồng thời ông cũng cho rằng các công ty Thái Lan nên mở rộng tầm ngắm tới Mỹ và châu Âu, nơi giá cổ phiếu nhiều công ty đã xuống mức “rất hấp dẫn” cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và quả thực đến nay cố phiếu các công ty của Mỹ đang không ngừng tăng giá.

Ông Dhanin sinh tại Thái Lan năm 1938 tại tỉnh Quảng Đông. Cha ông là Ek Chor đã di cư tới Thái Lan cùng với một người anh em trong gia đình là Siew Whooy, và lập nên công ty CP năm 1921. Khi đó “đế chế” C.P hùng mạnh ngày nay chỉ là một cửa hàng bán hạt giống.
Những năm sau đó, CP phát triển mạnh mẽ, lấn sân các ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đến khi tham gia kinh doanh, ông Dhanin cùng các anh chị mình tiếp tục mở rộng kinh doanh sang các ngành chăn nuôi, tiếp thị và phân phối.

Ngay từ những năm 1970, tập đoàn CP đã hầu như độc quyền ngành gia cầm và trứng tại Thái Lan, đồng thời mở rộng mạng lưới sang Indonesia, Nhật Bản và Singapore. Đến đầu những năm 2000, họ đa dạng hóa danh mục đầu tư sang ngành viễn thông, bán lẻ thông qua thương hiệu 7-Eleven.

Dù vậy, chặng đường kinh doanh của ông Dhanin và gia đình không hề bằng phẳng. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 từng khiến đồng Baht Thái mất giá chóng mặt, khiến CP Goup thua lỗ nặng nề. Có một chi tiết đáng chú ý là HSBC khi đó đã cấp các khoản vay trị giá 400 triệu USD cho tập đoàn này năm 1998 và chịu tổn thất lớn.

Dhanin đã vực dậy tập đoàn bằng cách bán đi một loạt hoạt động kinh doanh không cốt lõi và cắt giảm mạnh chí phí. “Khi ấy tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo tập đoàn sẽ tồn tại”, ông trả lời tạp chí Time trong một cuộc phỏng vấn năm 2004. “Tôi cảm thấy khá tệ, nhưng tôi đã luôn tin chúng tôi sẽ trở lại trong tương lai”.

AN NHIÊN (Theo The Forbes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *